Người phụ nữ mắc ung thư gan vì thường ăn thực phẩm quen thuộc này

Bởi thói quen ăn ngô hỏng và lên nấm mốc, bà Lý thường xuyên đau bụng. Phải tới khi không chịu nổi, bà mới được gia đình đưa đến bệnh viện để kiểm tra.

Mới đây, tờ Sohu (Trung Quốc) đưa tin về trường hợp của một bệnh nhân họ Lý. Người phụ nữ này gia đình làm nông, trồng cả ruộng ngô rất lớn. Mỗi năm đều thu hoạch sản lượng rất lớn, không thể tránh khỏi việc bán không hết hay bị hư hỏng. Với những bắp ngô bị hư hỏng, bà Lý thường không đem bán mà tích trữ trong nhà để ăn dần.

Do có thói quen ăn ngô hỏng và lên nấm mốc, bà Lý thường xuyên đau bụng. Phải đến lúc tình trạng quá nghiêm trọng, bà mới được gia đình đưa đến bệnh viện kiểm tra.

Qua thăm khám, bác sĩ phát hiện bà Lý đã mắc bệnh ung thư gan giai đoạn cuối. Chỉ một khoảng thời gian ngắn sau, bà Lý qua đời vì không thể chữa trị.

Bác sĩ điều trị cho bà Lý cho hay, thực tế ngô vốn là loại thực phẩm rất giàu dinh dưỡng, có thể ngăn ngừa ung thư gan bởi rất giàu các chất dinh dưỡng như selen, magie, glutathione, lysine, carotene... Nhưng về phía bà Lý, bà thường ăn ngô khi chúng đã hỏng.

Nghiên cứu chỉ ra, ngô bị mốc có chứa Zearalenon, đây là một chất gây ung thư đã được công nhận, và mức độ gây ung thư của nó rất cao, thuộc về chất gây ung thư cấp 3. Thường xuyên ăn ngô mốc tương đương với việc nạp trực tiếp zearalenone vào người để kích hoạt tế bào ung thư.

Đời sống - Người phụ nữ mắc ung thư gan vì thường ăn thực phẩm quen thuộc này

Ăn ngô mốc thường xuyên nên người phụ nữ bị ung thư gan nặng (Ảnh minh họa)

Ngoài ra, nấm mốc trong ngô còn có thể chứa độc tố aflatoxin. Aflatoxin là một chất có độc tính cao. Nó nguy hiểm gấp 68 lần asen, 10 lần so với kali xyanua, có khả năng phá hủy mô gan cực kỳ nghiêm trọng. Chỉ 1mg aflatoxin đã đủ để gây ra bệnh ung thư. Năm 1993, nó được phân loại là chất gây ung thư loại 1 bởi Tổ chức Y tế Thế giới (WHO).

Bàn về vấn đề nấm mốc trong thực phẩm, PGS.TS Nguyễn Duy Thịnh, Viện Công nghệ và Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội cho biết các thực phẩm bị mốc như lạc, đậu, ngô... đều có độc tố vi nấm.

Ông Thịnh thông tin thêm, vi khuẩn làm giảm chất lượng dinh dưỡng có trong thức ăn, hư hỏng thức ăn, dẫn tới các bệnh về đường tiêu hóa, ngộ độc. Khoa học đã chứng minh, ăn thức ăn nhiễm nấm mốc có thể xảy ra ngộ độc cấp tính, thậm chí ngộ độc mạn tính nếu cơ thể tích lũy dần nấm mốc và độc tố nấm.

Hầu hết thực phẩm chúng ta dùng hàng ngày đều có nguy cơ bị nhiễm nấm mốc. Các loài nấm mốc có thể sản sinh ra độc tố, ít nhiều đều nguy hiểm cho sức khỏe con người, nhẹ thì bị nôn mửa, tiêu chảy, choáng váng. Những độc tố vi nấm tích lũy trong cơ thể, lâu ngày dẫn đến các bệnh nguy hiểm.

Làm gì để lá gan luôn khỏe mạnh

- Để lá gan khỏe mạnh cần phải có chế độ ăn uống khoa học, sinh hoạt hợp lý. Hằng này cần uống đủ nước.

- Không ăn nhiều đồ béo như chiên rán, quay, đồ ăn nhanh; không sử dụng thực phẩm chứa chất độc hại, thực phẩm nấm mốc.

- Ngủ đủ giấc, 7-8 tiếng một ngày để gan được nghỉ ngơi, hồi phục.

- Nếu phải sử dụng thuốc cần tuân theo phác đồ điều trị của bác sĩ, thực hiện khám sức khỏe định kỳ.

- Xây dựng cho mình một chế độ sinh hoạt lành mạnh, không sử dụng thuốc lá, thường xuyên luyện tập thể dục, thể thao.

Tiểu Phi (Tổng Hợp)