Những thay đổi về ký hiệu, thông tin trên thẻ căn cước mới từ ngày 1/7 ai cũng cần nắm rõ

Từ ngày 1/7 sẽ có nhiều thay đổi trong quy trình, đối tương, thời gian cấp thẻ căn cước mới, người dân cần nắm rõ.

Những thay đổi về quy trình, đối tượng, ký hiệu trên thẻ căn cước từ ngày 1/7 

So với Luật CCCD 2014 thì Luật Căn cước hiện nay có nhiều thay đổi. Chẳng hạn như trước đây CCCD chỉ được cấp cho công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi nhưng nay công dân Việt Nam từ đủ 14 tuổi trở lên phải thực hiện thủ tục cấp thẻ căn cước. Đồng thời, công dân Việt Nam dưới 14 tuổi cũng sẽ được cấp thẻ căn cước theo nhu cầu.

Về quy trình cấp thẻ căn cước cũng được thay đổi, trong đó điểm đáng chú ý là thay vì chỉ cần chụp ảnh, thu thập vân tay của người đến làm thủ tục thì nay sẽ thu nhận thông tin nhân dạng, thông tin sinh trắc học gồm ảnh khuôn mặt, vân tay, mống mắt của người cần cấp thẻ căn cước.

Thời hạn cấp thẻ cũng được rút ngắn hơn. Trước đây, tại TP, thị xã, việc cấp mới và đổi không quá bảy ngày làm việc, cấp lại không quá 15 ngày làm việc… Hiện nay, thời hạn cấp, cấp đổi, cấp lại thẻ căn cước không quá bảy ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ. 

Bên cạnh đó, căn cước công dân mới cũng có nhiều sự thay đổi về ký hiệu trên thẻ. Theo đó, về hình dáng và kích thước của thẻ căn cước cơ bản vẫn giống như CCCD hiện nay. Tuy nhiên, nhiều thông tin thể hiện trên mặt CCCD sẽ có những thay đổi theo quy định của Luật Căn cước.

Trên nền mặt trước của mẫu, chữ CCCD sẽ chuyển thành căn cước; số sẽ chuyển thành số định danh cá nhân.

Quê quán chuyển thành nơi đăng ký khai sinh; nơi thường trú chuyển thành nơi cư trú. Hai mục này sẽ nằm ở mặt sau của thẻ căn cước thay vì mặt trước như hiện nay.

the-can-cuoc-moi-1-1710295120.jpg
Nhiều thay đổi thể hiện trên thẻ căn cước mới. Ảnh internet

Mã QR cũng chuyển về mặt sau của thẻ căn cước. Thông tin trong mã QR gồm: Họ, chữ đệm và tên; số định danh cá nhân của chủ hộ, cha, mẹ, vợ, chồng, con; số CMND 9 số của người được cấp thẻ (nếu có); số định danh cá nhân đã hủy (nếu có).

Chữ ký của cơ quan cấp thẻ cũng đổi từ cục trưởng Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội thành Bộ Công an.

Các thông tin về đặc điểm nhân dạng, vân tay của ngón trỏ trái và phải cũng không còn thể hiện trên thẻ căn cước…

Bộ phận lưu trữ thông tin là mã QR và chip điện tử được gắn ở mặt sau thẻ căn cước. Các thông tin lưu trữ trong chip điện tử của thẻ căn cước được mã hóa bằng phương pháp sử dụng thuật toán và tham số mật mã.

Đối tượng buộc phải đổi sang thẻ căn cước từ ngày 1/7/2024

Từ ngày 1/7/2024, Luật Căn cước chính thức có hiệu lực, thay thế cho Luật CCCD. Theo đó, một số trường hợp bắt buộc phải đổi sang thẻ căn cước, bao gồm:

Thứ nhất, khi công dân đến độ tuổi phải làm thẻ căn cước là 14 tuổi.

Thứ hai, khi thẻ CCCD gắn chip hết hạn (thời hạn in trên mặt trước, góc dưới cùng bên trái của thẻ).

Thứ ba là những công dân có thay đổi thông tin về nhân thân, thông tin trên thẻ căn cước thay đổi do sắp xếp lại đơn vị hành chính.

Ngoài ra, cơ quan chức năng sẽ cấp lại thẻ căn cước khi công dân có nhu cầu trong một số trường hợp sau:

Thứ nhất, công dân đã có thẻ CCCD gắn chip nhưng muốn đổi sang thẻ căn cước mới.

Bên cạnh đó, Luật Căn cước mới bổ sung quy định về quản lý, cấp thẻ căn cước cho người dưới 14 tuổi. Tuy nhiên, việc cấp thẻ cho người dưới 14 tuổi sẽ thực hiện theo nhu cầu, còn đối với người từ đủ 14 tuổi trở lên là bắt buộc.

Xem thêm: Đang thi hành án tù, Trang Nemo vẫn xuất hiện trên livestream bán hàng khiến CDM xôn xao