3 loại vỏ củ quả nhiều người vứt đi, xem như rác nhưng hóa ra là bảo bối sức khỏe của các bác sĩ

CTV
Vỏ củ quả thường là bộ phận bị vứt đi và coi như rác nhưng nếu biết cách sử dụng có thể trở thành vị thuốc tốt cho sức khỏe.

Khi ăn rau củ quả, nhiều người sẽ gọt bỏ vỏ vào thùng rác. Tuy nhiên, các chuyên gia chỉ ra rằng những vỏ củ quả này vẫn chứa nguồn dinh dưỡng phong phú, chỉ cần sử dụng đúng phương pháp thì không những ăn được mà còn mang lại nhiều lợi ích cho cơ thể.

Nan Keiko, điều phối viên thực phẩm Nhật Bản cho biết lớp vỏ bên ngoài củ quả không chỉ chứa β-carotene, vitamin C, vitamin E và các loại vitamin chống oxy hóa khác mà còn chứa chất làm se da và chất phytochemical tạo hương thơm. Nếu bạn có thể ăn phần này sẽ tránh lãng phí nguồn dinh dưỡng quý giá.

1. Vỏ cam

Cam có nhiều vào mùa thu đông, là loại trái cây phổ biến nhất trong mỗi gia đình. Khi ăn cam, nhiều người sẽ bóc vỏ cam và bỏ đi nhưng thực tế, vỏ cam không chỉ giàu dinh dưỡng mà còn trở thành dược liệu nổi tiếng của Trung Quốc, sau khi sấy khô được gọi là trần bì. Các chuyên gia đã chỉ ra rằng vỏ cam rất giàu các chất sau:

- Vitamin C: Làm đẹp da, thúc đẩy sản sinh collagen, duy trì độ ẩm cho da, ngăn ngừa tác hại của tia UV.

- Hesperidin (hesperidin): Thúc đẩy lưu lượng máu trong mao mạch, xua bớt hơi lạnh và giảm mức cholesterol, ngăn ngừa huyết áp cao và ức chế phản ứng viêm.

- Pectin: Một trong những chất xơ hòa tan trong nước, có tác dụng cải thiện tình trạng táo bón và tăng lợi khuẩn cho đường ruột.

Tuy nhiên, vỏ cam thường có vị đắng chát nên khá khó ăn. Để dễ ăn hơn, mọi người có thể phơi khô vỏ cam để cho vào trà hoặc có thể dùng vỏ cam làm mứt.

2. Vỏ hành

Hành tây được biết đến với hàm lượng quercetin cao giúp giữ sạch mạch máu. Tuy nhiên, điều mà mọi người có thể không biết là phần có hàm lượng quercetin cao nhất lại nằm trong lớp vỏ nâu thường bị bong ra trong quá trình nấu nướng. Hàm lượng quercetin trong vỏ hành tây gấp khoảng 30 lần so với phần bên trong.

Kobayashi Hiroyuki, giáo sư tại Trường Y thuộc Đại học Juntendo, Nhật Bản, từng chỉ ra rằng quercetin có thể loại bỏ các loại oxy phản ứng gây lão hóa mạch máu, đồng thời duy trì sự mềm mại và đàn hồi của mạch máu. Ăn hành tây mỗi ngày có thể giúp trẻ hơn 10 tuổi.

Quercetin không chỉ có tác dụng chống oxy hóa mạnh và ức chế sự hấp thụ cholesterol mà còn mang lại những tác dụng sau:

- Duy trì huyết áp và lượng đường trong máu bình thường

- Cải thiện tuần hoàn cơ thể

- Chống lão hóa và làm đẹp da nhờ tác dụng chống oxy hóa

- Ức chế các triệu chứng dị ứng

Tuy nhiên, vỏ hành tây khá khó nuốt nên có thể dùng vỏ hành tây để pha trà và uống.

3. Vỏ chuối

Vỏ chuối thường bị bóc vứt đi vì khó ăn nhưng trên thực tế, vỏ chuối chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Hirohisa Takeuchi, bác sĩ phẫu thuật tại Bệnh viện trực thuộc Đại học Y khoa Kyorin, Nhật Bản, đã chỉ ra rằng ở nhiều nơi trên thế giới, chẳng hạn như Ấn Độ và Caribe, việc sử dụng vỏ chuối vẫn khá phổ biến.

Vỏ chuối giàu chất dinh dưỡng như:

- Magiê: Một khoáng chất cần thiết để duy trì xương và răng khỏe mạnh. Thiếu magie có thể dẫn đến các tình trạng nguy hiểm như tăng huyết áp và nhịp tim không đều.

- Vitamin A: Duy trì sức khỏe màng nhầy và tăng cường khả năng miễn dịch.

- Vitamin B6: Thúc đẩy quá trình chuyển hóa protein để cơ thể sử dụng được.

- Vitamin B12: Nếu thiếu sẽ làm cho hiệu quả phân hủy và tổng hợp tế bào kém đi, không thể tạo ra hồng cầu một cách bình thường dẫn đến thiếu máu.

- Vitamin C: Tác dụng chống oxy hóa, chống lão hóa.

- Kali: Giúp bài tiết lượng muối dư thừa ra khỏi cơ thể.

- Chất xơ không hòa tan: Kích thích ruột, thúc đẩy đại tiện, làm thức ăn cho men vi sinh trong ruột, có thể làm tăng tác dụng của men vi sinh.

Tuy nhiên, để tránh dư lượng thuốc trừ sâu trên vỏ chuối và thân chuối, sau khi làm sạch, có thể cắt bỏ 2 đầu của chuối khoảng hơn 1cm. Có thể dùng trực tiếp vỏ chuối vào món sinh tố hoặc đun vỏ chuối với nước rồi uống.