Cho trứng vào nồi luộc khi nước đã sôi: Nhiều người thường đun nước sôi xong mới cho trứng vào. Điều này không chỉ làm tăng nguy cơ nổ vỡ trứng, thất thoát thực phẩm, hỏng trứng, mà còn gây khả năng bỏng do nước sôi té lên. Tốt nhất bạn nên để trứng vào nồi khi nước nguội và đun lửa nhỏ 3-4 phút sau đó mới đun lửa vừa cho đến khi chín. Vớt trứng ra cho nguội bớt, hoặc ngâm nước sôi nguội trong 3-5 phút trước khi ăn.
Hâm lại trứng: Việc hâm lại trứng đã chín khiến thực phẩm này không chỉ bị mất protein mà còn trở nên độc hại và gây ra các vấn đề tiêu hóa. Đặc biệt bạn không nên hâm nóng trứng luộc và trứng ốp lết.
Ăn trứng đã chín để qua đêm: Trứng luộc chín để qua đêm thì chất dinh dưỡng dồi dào trong lòng đỏ trứng gà có thể sản sinh ra vi khuẩn. Nguyên do là khi luộc trứng, protein đã bị phá hỏng, lại để qua đêm nên giá trị dinh dưỡng sẽ giảm rất nhiều.
Ngâm trứng đã luộc vào nước lã: Sau khi luộc xong mọi người thường bỏ trứng vào trong nước lã để nhanh nguội và dễ bóc vỏ hơn. Song cách làm này là hoàn toàn sai. Theo đó, khi đặt trứng chín vào nước lã, màng bảo vệ bị phá vỡ do nhiệt độ hạ đột ngột. Việc này tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào bên trong trứng.
Thịt ngỗng, thịt thỏ: Bạn không nên kết hợp trứng với thịt ngỗng và thịt thỏ. Điều này đã được Lý Thời Trân ghi lai trong “Bản thảo cương mục”. Nguyên nhân là bởi cả thịt ngỗng, thịt thỏ và trứng đều có tính hàn. Đồng thời chúng còn chứa 1 số chất có hoạt tính sinh học , khi kết hợp cùng nhau sẽ sinh ra những phản ứng kích thích tiêu hóa, tạo thành chứng tiêu chảy.
Ăn trứng sống: Ăn trứng chưa chín dễ mắc tiêu chảy. Nếu bạn ăn trứng chưa chín hẳn thì nó sẽ khiến cơ thể rất khó hấp thu các chất protein (chất đạm) vào cơ thể. Bên cạnh đó, trong trứng sống cũng có thể tồn tại một số vi khuẩn có hại nên khi ăn vào bạn rất dễ mắc bệnh tiêu chảy....
Không ăn quá nhiều: Trong lòng đỏ trứng gà, vịt chứa khá nhiều chất béo và cholesterol. Mỗi quả trứng trung bình 17g chứa tới 220mg cholesterol và nhiều chất béo, chủ yếu là axít bão hòa.
Thành phần chủ yếu của trứng gà gồm có anbumin và ovoglobumin, là protein hoàn toàn, được cơ thể hấp thu 99,7%, sau khi ăn vào sẽ tạo ra nhiệt lượng “siêu hạng”. Vì thế chỉ cần ăn 2 lòng đỏ trứng mỗi sáng là đã vượt xa lượng cholesterol được phép hấp thu, chưa kể các nguồn thực phẩm khác trong bữa ăn hàng ngày.
Cho đường vào khi chế biến trứng: Tại các nước châu Á, nhiều bà nội trợ có thói quen dùng nước đường để tạo màu khi chế biến món thịt kho trứng. Kỳ thực, việc làm này sẽ khiến cho protein fructose acid amin trong trứng kết hợp với lysine và tạo thành một chất rất khó hấp thu vào cơ thể, thậm chí còn gây ra nhiều phản ứng bất lợi đối với sức khỏe.
Cho bột ngọt vào trứng: Nhiều bà nội trợ có thói quen cho bột ngọt vào khi đánh trứng để chuẩn bị làm món trứng chiên. Về mặt dinh dưỡng, đây là một sai lầm. Ở nhiệt độ cao, các chất natri, acid glutamic, chất clo hóa… trong trứng kết hợp và tạo thành muối natri của acid glutamic.
Do vậy, việc cho thêm bột ngọt khi chế biến trứng sẽ làm phá vỡ kết cấu của các nguyên tử muối natri tự nhiên, từ đó làm giảm hàm lượng dinh dưỡng của trứng.