4 thói quen tưởng vô hại nhưng lại "rút ngắn" tuổi thọ của bạn

Những thói quen sinh hoạt hàng ngày mà chúng ta tưởng vô hại lại ảnh hưởng không nhỏ đến sức khoẻ và tuổi thọ.

Ăn uống thất thường gây giảm tuổi thọ

Đời sống - 4 thói quen tưởng vô hại nhưng lại 'rút ngắn' tuổi thọ của bạn

Ăn uống không đúng giờ rất hại sức khỏe. Ảnh minh họa.

Việc ăn uống thất thường không đúng bữa sẽ ảnh hưởng đến nhịp sinh học cơ thể, khiến quá trình trao đổi chất bị cản trở. Thói quen này khiến cơ thể không hấp thụ được tối đa chất dinh dưỡng cần thiết, làm hệ miễn dịch suy giảm, những bệnh về đường tiêu hóa, tiểu đường....có cơ hội bùng phát. Đây là nguyên nhân khiến sức khỏe sa sút, giảm sức đề kháng, suy giảm tuổi thọ.

Ngồi lâu không vận động khiến tuổi thọ suy giảm

Đời sống - 4 thói quen tưởng vô hại nhưng lại 'rút ngắn' tuổi thọ của bạn (Hình 2).

Ngồi lâu sẽ âm thầm "đánh cắp" tuổi thọ. Ảnh minh họa.

Các nghiên cứu chỉ ra rằng, những người ngồi hầu hết trong ngày và những người thường không ngồi dù chế độ ăn uống và lối sống giống nhau nhưng những người ngồi nhiều có nguy cơ mắc bệnh tim gấp đôi so với những người đứng.

Thói quen ngồi lâu không chỉ ảnh hưởng đến thắt lưng, cột sống cổ mà còn gây ra các bệnh về đường tiêu hóa, tim mạch, não bộ, giảm tuổi thọ.

Theo báo Phụ nữ Việt Nam, tổ chức Y tế Thế giới từ lâu đã liệt kê ít vận động là một trong mười nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, các nghiên cứu đã chỉ ra tác hại của việc ngồi một giờ tương đương với việc hút hai điếu thuốc và làm giảm tuổi thọ 22 phút. Nếu bạn ngồi hơn 3 tiếng mỗi ngày, bạn sẽ mất đi 2 năm tuổi thọ.

Mỗi khi ngồi, chúng ta nên đứng dậy vận động xương khớp, vận động chân tay, uống một cốc nước để giảm tác hại của thói quen này.

Uống quá ít nước có nguy cơ giảm tuổi thọ

Thông tin trên báo Lao Động, nước chiếm tới 70% trọng lượng của cơ thể và là thành phần quan trọng ở các cơ quan như não, gan và tim.

Thiếu nước trong thời gian dài sẽ làm ảnh hưởng tới hoạt động bình thường của các cơ quan trong cơ thể, hạn chế khả năng đào thải độc tố. Đồng thời, tốc độ oxy hóa tế bào sẽ nhanh hơn, đẩy nhanh quá trình lão hóa và gây giảm tuổi thọ.

Thức khuya hại sức khỏe

Đời sống - 4 thói quen tưởng vô hại nhưng lại 'rút ngắn' tuổi thọ của bạn (Hình 3).

Cuộc sống ngày càng hiện đại khiến nhiều người có thói quen thức khuya hơn, đặc biệt là giới trẻ. Đa phần trước khi đi ngủ rất nhiều người có thói quen cầm điện thoại để giải trí đến đêm khuya.

Các nhà khoa học đoạt giải Nobel năm 2018 cảnh báo rõ hơn với mọi người: Thức khuya làm tăng nguy cơ mắc các bệnh khác nhau, gây đột biến trong tế bào, tăng khả năng mắc ung thư, ảnh hưởng đến não. Trong những năm gần đây, tình trạng đột tử ở người trẻ thường xuyên xảy ra, và hầu hết đều liên quan đến thức khuya.

Theo thống kê, tỷ lệ người có thói quen thức khuya bị suy giảm trí nhớ cao gấp 5 lần so với người bình thường không có thói quen thức khuya. Bởi vì thời gian buổi tối là lúc để bộ não nghỉ ngơi và ghi nhớ lại những hoạt động đã diễn ra trong ngày.

Bên cạnh đó, khi thức khuya hoặc ngủ quá ít thì dễ bị đau đầu vào ngày hôm sau, ngoài ra nếu thường xuyên thức khuya sẽ gây ra những dấu hiệu về rối loạn tâm thần như mất ngủ, người hay quên, lo âu, dễ cáu gắt, căng thẳng, đau đầu...

Một số thói quen tốt để khoẻ hơn mỗi ngày

Đời sống - 4 thói quen tưởng vô hại nhưng lại 'rút ngắn' tuổi thọ của bạn (Hình 4).

Nên vận động để có một sức khỏe tốt. Ảnh minh họa

Nên ngủ đủ giấc: Ngủ đủ giấc là điều rất quan trọng với tất cả mọi người ở tất cả mọi độ tuổi để đảm bảo một sức khỏe tốt và năng lượng cho hoạt động hàng ngày. Nếu có những giấc ngủ ngon thì bạn sẽ có một cuộc sống tốt hơn.

Tĩnh tâm: Một lối sống lành mạnh liên quan đến chế độ ăn uống lành mạnh, giấc ngủ chất lượng và tập thể dục thường xuyên. Nhưng cách bạn cảm nhận và cách bạn nghĩ cũng rất quan trọng. Nếu bạn bị căng thẳng thường xuyên sẽ gây mệt mỏi cho cơ thể. Căng thẳng quá mức có thể làm tăng nồng độ cortisol và làm suy giảm nghiêm trọng sự trao đổi chất của bạn. Nó có thể làm tăng cảm giác thèm ăn, chất béo trong vùng dạ dày của bạn và tăng nguy cơ mắc các bệnh khác nhau. Các nghiên cứu cũng cho thấy căng thẳng là một đóng góp đáng kể cho bệnh trầm cảm, đó là một vấn đề sức khỏe lớn ngày nay.

Hãy học cách tĩnh tâm để xác định được bản chất của vấn đề. Bởi khi tĩnh tâm, bạn sẽ có một cái nhìn toàn diện hơn, cảm xúc căng thẳng, yêu, ghét được kiểm soát tốt hơn.

Bổ sung vitamin: Theo các chuyên gia dinh dưỡng, nên bổ sung vitamin khi bạn phải làm việc quá sức. Cần dùng thường xuyên các loại hoa quả như: chuối, cam, bưởi, quýt, dưa hấu, lê, táo, cà chua… sẽ giúp cơ thể có nhiều dinh dưỡng, vitamin và khoáng chất.

Tắm buổi sáng: Tắm vào sáng sớm sau khi ngủ dậy vừa giúp sảng khoái và tỉnh táo tinh thần, vừa thúc đẩy tuần hoàn máu. Khi tắm, bạn nhớ dùng khăn tắm chà mạnh da để vừa tẩy bỏ tế bào chết, vừa giúp máu về tim nhanh hơn.

Trúc Chi (t/h) - Người Đưa Tin Pháp Luật