Trong nhiều trường hợp, việc dọn về sống chung dễ trở thành một quyết định khiến các cặp đôi phải “đường ai nấy đi”. Khi hai người dành gần như tất cả thời gian để ở cạnh nhau, mọi khía cạnh tốt – xấu sẽ được phơi bày một cách trần trụi nhất.
Phải làm sao để chung sống hoà thuận và suôn sẻ? Dưới đây là những chia sẻ của chuyên gia tâm lý về cách gìn giữ hạnh phúc gia đình, các cặp vợ chồng có thể tham khảo:
Tôn trọng điểm yếu của nhau: Không ai là hoàn hảo, tất cả chúng ta đều có sai sót và không phải lúc nào cũng có thể che giấu chúng. Nhưng một người tâm giao với bạn sẽ luôn nhận ra những điểm yếu và quan trọng nhất là chấp nhận chúng.
Những bất lợi không quan trọng đối với 2 người đang yêu, điều quan trọng nhất là cố gắng cải thiện cùng nhau!
Chia sẻ việc nhà: Trong một cuộc nghiên cứu với những cặp vợ chồng, có 56% trong số những người được hỏi đồng ý rằng: Chia sẻ việc nhà rất quan trọng để có một cuộc hôn nhân thành công.
Việc nhà không nên là trách nhiệm của riêng mình ai. Chia sẻ việc nhà là cách để các cặp vợ chồng thấu hiểu và dễ nhìn nhận những khó khăn, vấn đề của nửa kia, hiểu rằng công việc của ai cũng đều không dễ dàng. Để có thể làm được điều này, các cặp vợ chồng kinh nghiệm sẽ tạo ra một hệ thống để phân chia nhiệm vụ, tuỳ thuộc vào khả năng và lịch trình của đôi bên. Trong một số trường hợp, họ cùng nhau làm chung một công việc để tình cảm thêm gắn kết.
Thoải mái khi im lặng: Các bạn có thể tận hưởng một ngày bên nhau, làm những việc yêu thích mà không cần phải nói gì. Bạn không sợ hãi những khoảng im lặng khó xử, không cố tìm cách để khơi gợi những câu chuyện, tất cả đều trở nên bình thường và thoải mái khi ở cạnh nhau.
Cùng nhìn về một hướng: Tính cách có thể khác biệt, những quan điểm sống cũng có thể không giống nhau, nhưng quan trọng nhất là các bạn có chung mục tiêu. Nếu một người muốn xây dựng gia đình còn một người lại ưa chuộng cuộc sống thoải mái, tự do thì khó lòng đi được lâu dài.
Tôn trọng không gian riêng: Bạn sở thích của nhau, tôn trọng chúng nhưng không có nghĩa là phải dành toàn thời gian để làm cùng nhau. Nếu người đó thoải mái với việc bạn dành thời gian cho bạn bè, vẽ tranh hay ca hát thì họ chính là người bạn đời lý tưởng.
Ghen tuông: Ghen tuông sẽ làm tăng gia vị cho tình yêu, nhưng với người bạn đã quyết định gắn bó cả cuộc đời, cảm giác này không nên xuất hiện. Khi yêu nhau, cảm giác tin tưởng sẽ mạnh mẽ đến mức không còn chỗ cho sự ghen tị, bạn biết chắc rằng họ sẽ không làm điều gì gây tổn thương cho bạn.
Cãi vã nhưng giúp nhau tốt hơn: Không thể tránh được những bất đồng, ngay cả những cãi vã của cả hai khiến bạn mệt mỏi nhưng hãy xem xét chúng có giúp bản thân bạn hay mối quan hệ này tốt lên hay không.
Đôi khi những xung đột lớn đến mức hai bạn không thể ở bên nhau, nhưng vẫn có một cảm giác mạnh mẽ rằng mọi chuyện vẫn chưa kết thúc, rằng hai người có thể sửa chữa lỗi lầm và trở nên tốt đẹp hơn.
Thẳng thắn: Cũng giống như việc nhà, các khoản chi tiêu trong gia đình cũng nên được coi là trách nhiệm chung. Các cặp vợ chồng đôi khi cần ngồi xuống để thẳng thắn thảo luận về những hoá đơn hàng tháng, từ đó thoả hiệp về cách chi tiêu phù hợp với khả năng của cả hai.
Hiệp hội Tâm lý Hoa Kỳ cũng chia sẻ những mẹo để tránh tranh cãi về tài chính. Một trong số đó bao gồm việc thường xuyên ngồi lại để xem xét các khoản chi tiêu và kế hoạch tiết kiệm.
Một điều cần lưu ý, đối với vấn đề tiền bạc, cả hai đều phải trung thực để giữ gìn niềm tin với đối phương.
Theo Người Đưa Tin