Uống nước trong bữa ăn tốt hay xấu?

Nhiều người có thói quen, đến bữa ăn cơm luôn có nước lọc hoặc nước hoa quả bên cạnh. Theo các chuyên gia dinh dưỡng, đây là thói quen có hại cho sức khỏe.

Những tác hại không ngờ của việc vừa ăn vừa uống nước

Đời sống - Uống nước trong bữa ăn tốt hay xấu?

Ảnh minh hoạ.

Gây hại cho tiêu hóa: Khi bạn uống nước trong bữa ăn, nước bọt của bạn sẽ bị loãng. Điều này ảnh hưởng đến việc tiết dịch vị chịu trách nhiệm tiêu hóa thức ăn. Kết quả là, dạ dày của bạn sẽ yếu hơn, có thể dẫn đến đầy hơi.

Khô miệng: Theo Lao Động, nghe có vẻ mâu thuẫn nhưng uống một cốc nước trong bữa ăn có thể làm bạn cạn nước bọt. Một số người thích thêm một lát chanh vào nước của họ, điều này làm cho nó trở thành một thức uống có tính axit ảnh hưởng đến việc tiết nước bọt của bạn. Vì nước bọt đóng vai trò như một thức uống lành mạnh cho môi trường miệng của bạn, nên khô miệng có thể dẫn đến một số triệu chứng khó chịu, bao gồm cả hôi miệng. Nước chanh cũng có thể làm ảnh hưởng không tốt tới sức khỏe, chẳng hạn như trào ngược axit, và có thể làm hỏng men răng của bạn.

Làm chậm quá trình hấp thụ chất dinh dưỡng: Bởi vì uống nước trong bữa ăn làm loãng dịch tiêu hóa của bạn, nó ảnh hưởng đến nồng độ axit tự nhiên trong dạ dày của bạn. Điều này ảnh hưởng tiêu cực đến hệ tiêu hóa của bạn và khiến cơ thể bạn hấp thụ ít vitamin và chất dinh dưỡng hơn.

Gây ợ chua khó chịu: Uống nước trong bữa ăn sẽ làm tăng thêm khối lượng cho dạ dày của bạn và làm tăng áp lực lên dạ dày, giống như một bữa ăn lớn vậy. Điều này có thể gây hại thêm một số tình trạng sức khỏe và làm tăng nguy cơ trào ngược axit. Vì uống nước trong bữa ăn khiến cơ thể tiết ra ít men tiêu hóa hơn, từ đó dẫn đến một chuỗi phản ứng phụ, trong đó có chứng ợ chua.

Gây tăng cân: Uống nước trong khi ăn cũng có thể khiến bạn tăng thêm cân. Khi cơ thể bạn không thể tiêu hóa thức ăn đủ, nó sẽ chuyển hóa thành chất béo, khiến bạn tăng cân hơn. Uống nước trong bữa ăn cũng có thể khiến cơ thể tiết ra nhiều insulin hơn vào máu, làm tăng khả năng tích trữ chất béo trong cơ thể.

Những kiểu người không nên uống khi ăn 

Người già: Thông tin trên Vietnamnet, chức năng tiêu hóa của người già yếu, nhu động dạ dày bị suy giảm, khi ăn mà uống quá nhiều nước dễ gây khó chịu dạ dày, không có lợi cho tiêu hóa.

Trẻ nhỏ: Khoang dạ dày của trẻ rất nhỏ, nếu uống nước cùng lúc có thể dẫn đến lượng thức ăn không đủ, gây suy dinh dưỡng. Vì vậy, khi ăn không nên cho trẻ uống quá 300ml nước và canh.

Người bị trào ngược dạ dày thực quản: Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản bị thiểu năng cơ vòng thực quản dưới, uống nhiều nước trong khi ăn dễ làm tăng áp lực trong dạ dày, các chất trong dạ dày sẽ trào ngược lên thực quản, làm nặng thêm triệu chứng trào ngược axit, ợ chua.

Người bị  liệt dạ dày do tiểu đường: Bệnh nhân bị liệt dạ dày do tiểu đường, còn được gọi là chậm làm rỗng dạ dày, tức sự di chuyển của thức ăn từ dạ dày đến ruột non bị chậm lại hoặc dừng lại dù không có gì cản trở dạ dày hay ruột non. Trong trường hợp này, dây thần kinh phế vị kiểm soát các cơ của dạ dày và ruột non bị tổn thương, dẫn đến chuyển động của thức ăn bị chậm hoặc ngừng lại. Các tế bào khác trong dạ dày cũng có thể bị tổn thương và khiến dạ dày ngừng làm rỗng các chất bên trong.

Người mắc bệnh răng miệng: Những người mắc bệnh răng miệng không thể nhai kỹ thức ăn do các vấn đề như đau khi nhai, mất răng. Nếu uống nhiều nước trong khi ăn, thức ăn sẽ không được nhai kỹ, sau khi nuốt sẽ làm tăng gánh nặng cho đường tiêu hóa, tăng nguy cơ viêm dạ dày mạn tính.

Trúc Chi (t/h)