Những điều người dân cần làm sau khi chứng minh nhân dân chính thức 'khai tử' vào cuối năm 2024

Ngày 1/1/2025, chứng minh nhân dân sẽ không còn hiệu lực và những điều người dân cần biết để không bị hoang mang. 

Từ ngày 1/1/2015 chứng minh nhân dân sẽ bị "khai tử"

Theo điều khoản mới được cập nhật từ Luật Căn cước năm 2023, Chính phủ đã quyết định tất cả Chứng minh nhân dân (CMND) còn hạn sử dụng sẽ chỉ được phép sử dụng đến hết ngày 31 tháng 12 năm 2024. Điều này là một phần của nỗ lực nhằm chuyển đổi hoàn toàn sang sử dụng Căn cước công dân gắn chip hoặc có mã vạch, thúc đẩy việc sử dụng công nghệ mới và cải thiện an ninh quốc gia.

Khoản 2 Điều 46 của luật nêu rõ, sau thời hạn này, CMND sẽ không còn được chấp nhận như một phương tiện chính thức để xác minh danh tính. Tuy nhiên, các giấy tờ pháp lý khác đã được cấp dựa trên thông tin từ CMND hoặc căn cước công dân sẽ vẫn giữ nguyên giá trị, và cơ quan nhà nước sẽ không yêu cầu công dân phải thay đổi hay điều chỉnh thông tin trên các giấy tờ này.

Bắt đầu từ ngày 1 tháng 1 năm 2025, công dân chỉ được phép sử dụng Căn cước công dân mã vạch hoặc gắn chip có hạn sử dụng hợp lệ, cùng với Thẻ Căn cước, làm phương tiện chính thức để xác minh danh tính.

nhung-dieu-can-biet-khi-khai-tu-cmnd-1-1709777370.jpg
Từ ngày 1/1/2025, CMND sẽ bị 'khai tử'. Ảnh minh họa

Đáng chú ý, quy định cũng nêu rõ, CMND hết hạn từ ngày 15 tháng 1 năm 2024 đến trước ngày 30 tháng 6 năm 2024 vẫn sẽ được gia hạn giá trị sử dụng đến hết ngày 30 tháng 6 năm 2024, như một biện pháp nhằm giảm bớt gánh nặng cho công dân trong quá trình chuyển đổi này.

Sự thay đổi này là một bước quan trọng trong việc hiện đại hóa hệ thống xác minh danh tính của công dân và đảm bảo tính bảo mật, tiện lợi cho người dân trong quá trình giao dịch và tiếp cận các dịch vụ công.

Thu hồi chứng minh nhân dân khi đổi sang thẻ căn cước

Theo Thông tư 59/2021/TT-BCA (có hiệu lực từ ngày 1/7/2021), sẽ thu lại Chứng minh nhân dân đang sử dụng trong trường hợp công dân làm thủ tục chuyển từ Chứng minh nhân dân sang thẻ Căn cước công dân (không còn việc cắt góc rồi trả lại).

Thủ tục đổi từ CMND sang CCCD

Căn cứ theo Điều 22 Luật Căn cước công dân 2014, Điều 11 Thông tư 59/2021/TT-BCA, Điều 5 Thông tư 60/2021/TT-BCA, thì khi đổi từ CMND sang CCCD gắn chip, tùy trường hợp mà công dân cần chuẩn bị những giấy tờ sau:

Trường hợp 01:

Nếu như thông tin của công dân đã có đầy đủ trong cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư và không có sự thay đổi, điều chỉnh gì thì sẽ sử dụng thông tin này để lập hồ sơ cấp thẻ CCCD gắn chip.

nhung-dieu-can-biet-khi-khai-tu-cmnd-2-1709777370.jpg
Thủ tục đổi sang thẻ căn cước cũng không phức tạp với người dân. Ảnh internet

Trường hợp này khi đi đổi thẻ CCCD thì không cần mang theo giấy tờ gì.

Trường hợp 02:

Nếu như thông tin công dân đã có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư nhưng có sự thay đổi, điều chỉnh thì cần xuất trình giấy tờ pháp lý chứng minh nội dung thay đổi để cập nhật, bổ sung thông tin trong hồ sơ cấp thẻ CCCD gắn chip.

Đối với trường hợp này thông thường công dân có thể mang theo sổ hộ khẩu hoặc giấy khai sinh để đối chiếu, cập nhật thông tin.

Trường hợp 03:

Nếu như thông tin công dân chưa có trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư thì cần xuất trình một trong các loại giấy tờ hợp pháp chứng minh nội dung thông tin nhân thân để cập nhật thông tin trong hồ sơ cấp thẻ CCCD gắn chip.

Tương tự đối với trường hợp này thì công dân có thể mang theo sổ hộ khẩu hoặc giấy khai sinh để đối chiếu, cập nhật thông tin.

Tuy nhiên, thông thường công dân có thể không xác định được thông tin của mình có được cập nhật đầy đủ, chính xác trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư hay chưa cho nên khi đi đổi từ CMND sang CCCD gắn chip thì công dân nên mang theo sổ hộ khẩu hoặc giấy khai sinh (cũng có thể mang cả hai nếu có đầy đủ) để dự phòng trường hợp cần để xuất trình khi có yều cầu.

Xem thêm: Lời kể ám ảnh của nữ vlogger bị 7 người cưỡng hiếp khi đi du lịch cùng chồng